Thứ Tư, 13 tháng 8, 2014

Một số Cấu trúc đặc biệt trong tiếng Anh giao tiếp

   Trong tiếng Anh giao tiếp thường có những cấu trúc, mẫu câu rất đặc biệt mà không nằm trong khuôn khổ 12 cấu trúc ngữ pháp. Vì vậy bạn cần phải nắm chắc những cấu trúc ngữ pháp này để có thể giao tiếp một cách trôi chảy và đúng ngữ cảnh nhé!
Những cấu trúc tiếng Anh giao tiếp thông dụng.

To be/get Used to + V-ing (quen làm gì)

Ví dụ:
I am used to eating with chopsticks.
Tôi quen ăn bằng đũa rồi.

Would rather + V (infinitive) + than + V (infinitive) (thích làm gì hơn làm gì)
Ví dụ:
She would rather play games than read books.
Cô thích chơi trò chơi hơn là đọc sách.
I’d rather learn English than learn Biology.
Tôi muốn học tiếng Anh hơn là học Sinh học.

To prefer + Noun/ V-ing + to + N/ V-ing (Thích cái gì/làm gì hơn cái gì/ làm gì)

Ví dụ:
I prefer dog to cat.
Tôi thích chó hơn mèo.
I prefer reading books to watching TV.
Tôi thích đọc sách hơn xem ti vi.

Used to + V (infinitive) (Thường làm gì trong quá khứ và bây giờ không làm nữa)

Ví dụ:
I used to go fishing with my friend when I was young.
Lúc nhỏ tôi thường đi câu cá với bạn bè.
She used to smoke 10 cigarettes a day.
Cô ấy đã từng hút 10 điếu thuốc trong một ngày.
- to be amazed at = to be surprised at + Noun/V-ing (ngạc nhiên về….)
- to be angry at + Noun/V-ing (tức giận về)
- to be good at/ bad at + Noun/ V-ing (giỏi về…/ kém về…)
- by chance = by accident (adv) (tình cờ)
- to be/get tired of + Noun/V-ing (mệt mỏi về…)
- can’t stand/ help/ bear/ resist + V-ing (không nhịn được làm gì…)
- to be keen on/ to be fond of + Noun/V-ing (thích làm gì đó…)
- to be interested in + Noun/V-ing (quan tâm đến…)
- to waste + time/ money + V-ing (tốn tiền hoặc tg làm gì)
to spend + amount of time/ money + V-ing (dành bao nhiêu thời gian làm gì…)
to spend + amount of time/ money + on + something (dành thời gian vào việc gì…)

Ví dụ:

I spend 2 hours reading books a day.
Tôi dành 2 giờ đọc sách mỗi ngày.
She spent all of her money on clothes.
Cô ấy đã tiêu tất cả số tiền của mình vào quần áo.
to give up + V-ing/ Noun (từ bỏ làm gì/ cái gì…)
would like/ want/wish + to do something (thích làm gì…)
have + (something) to + Verb (có cái gì đó để làm)
It + be + something/ someone + that/ who (chính…mà…)
Had better + V(infinitive) (nên làm gì….)
hate/ like/ dislike/ enjoy/ avoid/ finish/ mind/ postpone/ practise/ consider/ delay/ deny/ suggest/ risk/ keep/ imagine/ fancy + V-ing.

Ví dụ:

I always practise speaking English everyday.
Tôi luôn luôn thực hành nói tiếng Anh hàng ngày.
It’s + adj + to + V-infinitive (quá gì ..để làm gì)
Take place = happen = occur (xảy ra)
to be excited about (thích thú)
to be bored with/ fed up with (chán cái gì/làm gì)
There is + single-Noun, there are + plural Noun (có cái gì…)
feel like + V-ing (cảm thấy thích làm gì…)
expect someone to do something (mong đợi ai làm gì…)
advise someone to do something (khuyên ai làm gì…)
go + V-ing (chỉ các trò tiêu khiển..) (go camping…)
leave someone alone (để ai yên…)
By + V-ing (bằng cách làm…)
want/ plan/ agree/ wish/ attempt/ decide/ demand/ expect/ mean/ offer/ pòare/ happen/ hesitate/ hope/ afford/ intend/ manage/ try/ learn/ pretend/ promise/ seem/ refuse + TO + V-infinitive

Ví dụ:

I decide to study English.

Tôi quyết định học tiếng Anh.

Luyện Tiếng Anh giao tiếp – Phần nghe

      Phần nghe tiếng Anh cực quan trọng bởi, khi bạn đã nói được mà bạn lại không thể nghe được người ta 

nói j thì làm sao có thể giao tiếp được? Và nếu bạn nghe được mà không nhớ được trong vài giây thì việc 

nghe xem ra cũng chẳng có gì ý nghĩa cả.

Nếu khả năng nghe của bạn không tốt thì bạn có thể nhận ra ý người nói trong khi nghe bằng cách học cấu 

trúc câu thường gặp trong khi giao tiếp. Người bản xứ cũng không nghe từng từ một mà chỉ nghe để hiểu về 

ý nghĩa cơ bản của câu. Khi hiểu cấu trúc và biết rõ nghĩa của cấu trúc đó, thì lúc nghe bạn có thể hiểu được 

ngay và tất cả bạn chỉ cần lắng nghe là thêm 1 vài từ nữa là đã có thể hiểu tất cả.

Luyện tiếng Anh giao tiếp - Phần Nghe

Luyện tập phát âm chuẩn bản xứ thì mới nghe được giọng bản xứ. Nếu giọng của bạn quá khác với giọng 

bản xứ thì bạn sẽ không thể nghe được gì cả, trừ những từ bạn đã quá quen thuộc. Điều này cũng giống như 

việc bạn là người miền Tây Nam Bộ, lần đầu tiên ra Huế hay Quảng Nam, Quảng Trị… thì bạn sẽ không 

thể nghe được họ nói gì và họ cũng chẳng hiểu những điều bạn nói. Nhưng nếu bạn không tập âm mà ngồi 

luyện nghe, thì đôi khi 5 năm bạn cũng chưa nghe được.

Sau đây là một vài các cụm từ quen thuộc mà bạn hay bắt gặp, dễ nghe và dễ hiểu trong các gameshow hay 

trong cuộc sống hàng ngày. Bạn có thể học theo để nói một cách dễ dàng.

_ Bạn biết đấy : You know

_ Bạn hiểu ý tôi chứ: You know (what) I mean / You know (what) I’m saying

_ Vâng, đúng vậy: Yeah / Absolutely / Right at all / OK / That’s right / I do / I did / Well

_ Tôi cho là: I think / I mean

_ Này (anh bạn): Ey men / Hey men

_ Không phải vậy: Nah (đọc lái của từ No) / I’m not


_ Ôi trời ! / Chúa ơi !: Oh My God / Oh God

Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

Làm sao để Nói tiếng Anh lưu loát?


   Nếu muốn nói tiếng Anh lưu loát, trước hết bạn phải biết được những câu giao tiếp cơ bản. Đó là những câu giao tiếp kiểu Mỹ với tần xuất sử dụng cực cao trong giao tiếp hàng ngày. Khi học nói tiếng Anh giao tiếp, hãy thực hành thường xuyên để nhớ lâu nhé.
Bạn cần nạp đủ một số lượng nào đó các cấu trúc câu bao gồm các cụm động từ, chủ từ, trạng từ. Chỉ nhiêu đó thôi cũng biến thành hàng trăm câu khác nhau. Và để học cấu trúc câu một cách hiệu quả bạn cần học thuộc câu chứa nó.

Nói tiếng Anh giao tiếp lưu loát

Khi bạn học câu bạn cần phải hiểu được cách dùng cấu trúc câu, ngữ pháp, từ vựng và ứng dụng của nó ngoài thực tế nữa.
Ngoài câu bạn cũng phải có đủ một lượng từ vựng cơ bản để lắp ghép vào cấu trúc câu đã được học để biến thành một cấu trúc. Bạn cũng phải học cả cụm động từ để biến thành nhiều câu khác nhau.
Học thuộc nhuần nhuyễn và có thể áp dụng được. Có nghĩa là: nghe là nhận ra ngay, muốn nói là nhớ ngay. Nếu trong vòng 3-7 giây mà bạn không thể nhớ 1 từ hay 1 câu bất kỳ, bạn sẽ không nói được tiếng Anh.

Ví dụ: cấu trúc “to get caught in the rain” – bị mắc mưa

Ta có thể dùng cấu trúc này để biến đổi thành những câu khác như sau:

I got caught in the rain last night.

Tối hôm qua tôi bị mắc mưa.

I don’t like getting caught in the rain.

Tôi không thích bị mắc mưa.

Run quickly or you’ll get caught in rain.

Chạy nhanh lên nếu không bạn sẽ bị mắc mưa đấy.


Còn có thể biến đổi thành rất nhiều câu khác nhau nữa từ các cấu trúc trên.