Bạn đang nói chuyện với bạn bè và tự dưng thấy đói, bạn không biết nói thế nào cho tự nhiên nhất? Hãy xem bài dưới đây nhé!
Thomas Chào Sarah, bạn khỏe không?
Hi Sarah, how are you?
Sarah Khỏe, bạn thế nào?
Fine, how are you doing?
Thomas Được.
OK.
Sarah Bạn muốn làm gì?
What do you want to do?
Thomas Tôi đói. Tôi muốn ăn thứ gì đó.
I’m hungry. I’d like to eat something.
Sarah Bạn muốn đi đâu?
Where do you want to go?
Thomas Tôi muốn đi tới một nhà hàng Ý
I’d like to go to an Italian restaurant.
Sarah Bạn thích loại món ăn Ý nào?
What kind of Italian food do you like?
Thomas Tôi thích spaghetti. Bạn có thích spaghetti không?
I like spaghetti. Do you like spaghetti?
Sarah Không, tôi không thích, nhưng tôi thích pizza.
No, I don’t, but I like pizza.
Bạn vẫn còn yếu về tiếng Anh giao tiếp, bạn ngại nói chuyện với người nước ngoài? Tham gia một khóa học tiếng Anh giao tiếp tại Trung tâm Anh ngữ iGIS, bạn sẽ thấy sự khác biệt.
Thứ Tư, 20 tháng 8, 2014
Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014
Trau dồi vốn từ vựng tiếng Anh từ cách hình thành từ mới trong tiếng Anh
Từ điển cứ dầy lên hàng năm do có
quá nhiều từ mới xuất hiện bởi lẽ có rất nhiều nhân tố làm cho kho từ vựng phát
triển không ngừng. Trước hết, bởi một từ đơn lẻ có thể trở thành thành tố của một
từ khác và khi số người sử dụng từ đó đủ nhiều thì chúng sẽ được thêm vào từ điển.
Con người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và khi nhu cầu trao đổi thông tin thay
đổi thì ngôn ngữ cũng phải thay đồi theo. Chính vì những lí do đó mà bạn nên
làm giàu thêm vốn từ vựng của mình để không lạc hậu so với thế giới khi không bắt
nhịp được những từ ngữ mới được thêm vào từ điển hàng năm.
1. Vay mượn:
Tiếng Anh có nhiều điểm tương đồng
với tiếng Latin vì chúng được vay mượn từ tiếng Pháp trong thời kỳ người
Nooc-man cai trị vương quốc Anh nhiều năm trước đây. Tuy nhiên, từ tiếng Anh được
vay mượn từ rất nhiều ngôn ngữ khác, chứ không phải chỉ riêng tiếng Pháp. Một số
thứ tiếng trong số đó không còn được sử dụng trên thế giới nữa. Ví dụ: capsize
(tiếng Catalonia ở Tây Ban Nha), apartheid (tiếng Afrikaans xuất phát từ tiếng
Hà Lan, được dùng ở Nam Phi), billards (tiếng Brittani ở Pháp), saga (tiếng
Iceland), funky (tiếng Công-gô), panda (tiếng Indi, ngôn ngữ của người Nê-pan).
2. Thêm hậu tố:
Thêm tiền tố và hậu tố là các phổ
biến để người ta tạo ra một từ mới phổ biến trong tiếng Anh. Phương pháp này
thông dụng đến mức có đôi khi người ta có thể không chắc chắn rằng, trước đó có
từ nào tương tự như vậy xuất hiện chưa?
Cũng là nhờ yếu tố đó mà một trong
những kĩ năng qua trọng giúp bạn làm giàu thêm vốn từ vựng của mình bằng sự
thay đổi về mặt ý nghĩa và loại từ của một từ mới mà các hậu tố khác có thể tạo
ra.
Ví dụ: Với từ use (sử dụng) bạn có
thể có rất nhiều từ chung gốc khi thêm các hậu tố như: misuse (động từ: dùng
sai mục đích), disuse (danh từ: sự không còn dùng đến), unused (tính từ: không
được sử dụng hoặc chưa được sử dụng), unusable (tính từ: không dùng được),
useless (tính từ: vô dụng), useful (tính từ: hữu ích), abuse (động từ: lạm dụng,
ngược đãi).
Tạo ra những từ hoàn toàn mới: Các
từ mới được tạo ra theo cách này có thể có âm thanh tương tự với một từ tiếng
Anh đã có từ lâu. Ví dụ: hobbit (giống người xuất hiện trong tiểu thuyết giả tưởng
“Chúa tể những chiếc nhẫn”) có âm tương tự như rabbit. Chúng có thể có xuất xứ
từ một thương hiệu, một dòng sản phẩm nổi tiếng và thông dụng như Kleenex (giấy
ăn) hay Hoover (máy hút bụi).
3. Viết tắt:
Có những từ tiếng Anh có dạng viết
tắt đủ khả năng đóng vai trò như một từ độc lập và cụm từ đầy đủ nguyên gốc dần
dần bị quên lãng. Một số từ vẫn được viết tắt như AIDS ~ Acquired Immune
Deficiency Syndrome (hội chứng suy giảm hệ thống miễn dịch), VDU ~ Visual
Display Unit (bộ phận phát hình), SARS ~ Severe Accute Respiratory Syndrome (hội
chúng suy đường hô hấp cấp) hay WMD ~ Weapon of Mass Destruction (vũ khí huỷ diệt
hàng loạt). Tuy nhiên, hầu hết các từ thuộc diện này được viết như một từ tiếng
Anh thông thường. Ví dụ: radar (ra-đa) hay scuba (bình khí nén của thợ lặn).
4. Rút gọn:
Một từ tiếng Anh dài có thể bị thu
gọn thành một âm tiết. Âm tiết đó có thể đóng vai trò một từ độc lập có ý nghĩa
tương đương từ gốc. Ví dụ: examination ~ exam (kỳ thi), laboratory ~ lab (phòng
thí nghiệm), brother ~ bro (tiếng lóng: anh/ em trai), maximising ~ maxing (tiếng
lóng: tối đa).
5. Kết hợp:
Đây là một phương pháp thú vị khác
người Anh sử dụng để tạo ra những từ mới. Các từ mới được tạo ra nhờ sự kết hợp
hai yếu tố của hai từ khác nhau – thông thường là phần đầu từ thứ nhất với phần
kết từ thứ hai. Từ mới ra đời theo cách này sẽ mang ý nghĩa của cả hai từ gốc.
Ví dụ:
- smog ~ smoke + fog: khói lẫn
sương
- transistor ~ transfer +
resistor: bán dẫn
- brunch ~ breakfast + lunch: bữa
sáng và bữa trưa gộp làm một
- rockumentary ~ rock +
documentary: phim tài liệu về nhạc rock/ nghệ sỹ chơi nhạc rock
Khám phá cách phương thức hình
thành từ mới trong tiếng Anh rất hữu ích cho việc học ngoại ngữ của bạn. Bạn
không chỉ hiểu rõ một từ được hình thành ra sao mà còn có thể học từ mới một
cách hệ thống và lo-gic. Điều này không chỉ giúp bạn tự học từ mới một cách hiệu
quả mà còn cảm thấy việc học từ mới trở nên thú vị và đầy sáng tạo.
Học tiếng Anh giao tiếp - Bài 4: hỏi đường
Bài số 4 chúng ta cũng học cách hỏi đường. Khi bị lạc, khi không biết một địa điểm nào đó ở đâu bạn có thể hỏi đường người khác. Cùng xem những câu ở dưới đây nhé!
Amy Chào Michael. - Hi Michael.
Michael Chào Amy. Có chuyện gì vậy? - Hi Amy. What’s up?
Amy Tôi đang tìm phi trường. Bạn có thể nói cho tôi biết làm cách nào đến đó được không? - I’m looking for the airport. Can you tell me how to get there?
Michael Không, rất tiếc. Tôi không biết. - No, sorry. I don’t know.
Amy Tôi nghĩ tôi có thể đi xe điện ngầm để tới phi trường. Bạn có biết đuờng xe điện ngầm ở đâu không? - I think I can take the subway to the airport. Do you know where the subway is?
Michael Chắc rổi. Nó ở đằng kia. - Sure, it’s over there.
Amy Ở đâu? Tôi không thấy nó. - Where? I don’t see it.
Michael Phía bên kia đường. - Across the street.
Amy Ô, bây giờ tôi thấy rồi. Cám ơn. - Oh, I see it now. Thanks.
Michael Không có gì. - No problem.
Amy Bạn biết có nhà vệ sinh nào quanh đây không? - Do you know if there’s a restroom around here?
Michael Vâng. Có một cái ở đây. Nó ở trong cửa hàng. - Yes, there’s one here. It’s in the store.
Amy Cám ơn. - Thank you.
Michael Tạm biệt. - Bye.
Amy Tạm biệt. - Bye bye.
Amy Chào Michael. - Hi Michael.
Michael Chào Amy. Có chuyện gì vậy? - Hi Amy. What’s up?
Amy Tôi đang tìm phi trường. Bạn có thể nói cho tôi biết làm cách nào đến đó được không? - I’m looking for the airport. Can you tell me how to get there?
Michael Không, rất tiếc. Tôi không biết. - No, sorry. I don’t know.
Amy Tôi nghĩ tôi có thể đi xe điện ngầm để tới phi trường. Bạn có biết đuờng xe điện ngầm ở đâu không? - I think I can take the subway to the airport. Do you know where the subway is?
Michael Chắc rổi. Nó ở đằng kia. - Sure, it’s over there.
Amy Ở đâu? Tôi không thấy nó. - Where? I don’t see it.
Michael Phía bên kia đường. - Across the street.
Amy Ô, bây giờ tôi thấy rồi. Cám ơn. - Oh, I see it now. Thanks.
Michael Không có gì. - No problem.
Amy Bạn biết có nhà vệ sinh nào quanh đây không? - Do you know if there’s a restroom around here?
Michael Vâng. Có một cái ở đây. Nó ở trong cửa hàng. - Yes, there’s one here. It’s in the store.
Amy Cám ơn. - Thank you.
Michael Tạm biệt. - Bye.
Amy Tạm biệt. - Bye bye.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)