Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Những bí quyết giúp bạn giao tiếp tiếng Anh qua điện thoại hiệu quả

Bạn thấy khó khăn khi nói chuyện với người khác bằng tiếng anh mặc dù ngữ pháp, phát âm của bạn rất chuẩn. Và trong cuộc sống hằng ngày bạn cũng gặp các tình huống phải nói chuyện qua điện thoại bằng tiếng Anh chẳng hạn. Bạn đã biết cách làm sao để nói chuyện một cách trôi chả và không mắc lỗi. Cùng tham khảo những bí quyết dưới đây nhé.! 

1. Nói chậm và rõ ràng

Nghe điện thoại bằng ngoại ngữ có thể là một thách thức lớn bởi bạn không thể nhìn thấy người mà bạn đang nói chuyện cùng. Tuy nhiên, đó cũng là khó khăn đối với người nghe ở đầu dây bên kia bởi có thể họ cũng cảm thấy không hiểu hết ý bạn nói. Bạn có thể không nhận ra rằng cách phát âm của bạn không rõ, bởi ở trên lớp học, giáo viên và bạn bè đã biết và hiểu bạn.

Hãy chú ý đặc biệt tới những phần bạn thấy là mình yếu nhất khi nói chuyện (như các âm “r’s” và “l’s” hay “b’s” và “v’s”). Nếu bạn thấy lo lắng khi nói chuyện điện thoại bằng tiếng Anh bạn có thể dễ nhận thấy rằng bạn đang nói rất nhanh. Vì vậy, hãy luyện tập và viết ra những điều bạn sẽ nói và hãy thở sâu một vài lần trước khi nhấc máy điện thoại lên.


2. Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu người nói

Đừng giả vờ hiểu tất cả mọi điều mà bạn nghe thấy qua điện thoại. Thậm chí ngay cả người bản ngữ đôi khi cũng vẫn phải yêu cầu nhắc lại và xác nhận lại thông tin. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang nghe hộ điện thoại cho người khác.

Hãy học những cách diễn đạt mà người bản ngữ thường dùng khi họ không nghe rõ người khác nói. Đừng e ngại việc nhắc nhở người khác giảm tốc độ nói. Hãy để điện thoại tránh xa những nơi có tiếng ồn, có thể gây ra sự mất tập trung như tivi hay đài.

3. Hãy luyện tập với một người bạn

Hãy luyện tập cách nói chuyện điện thoại bằng tiếng Anh với bạn mình. Bạn có thể chọn ra một buổi tối trong tuần, gọi điện cho nhau vào một khoảng thời gian nào đó. Hãy cố gắng nói trong vòng ít nhất 15 phút.

Bạn có thể nói những điều thường ngày hoặc đóng vai trong các tình huống thương mại giả định. Nếu không, bạn cũng có thể luyện bằng cách đặt hai chiếc ghế quay lưng vào nhau và nói chuyện với nhau. Điều quan trọng khi luyện nói chuyện điện thoại là bạn không thể nhìn thấy miệng của người kia.

4. Gọi điện và nghe lời nhắn

Có rất nhiều cách đơn giản để luyện tập kỹ năng nói chuyện điện thoại bằng tiếng Anh. Sau những giờ làm việc, bạn có thể gọi điện và nghe những lời nhắn đã được ghi sẵn. Lần đầu tiên, hãy viết ra những gì bạn nghe được, sau đó gọi lại và kiểm tra độ chính xác.

Hãy sử dụng điện thoại hàng ngày. Gọi cửa hàng mang bánh pizza đến thay vì đi ra ngoài ăn. Gọi đặt chỗ ở tiệm chăm sóc sắc đẹp. Thậm chí bạn cũng có thể gọi điện tới rạp chiếu phim để hỏi về danh sách các bộ phim đang được công chiếu thay vì xem thông tin trên báo.

5. Học những quy tắc nói chuyện điện thoại

Cách bạn nói chuyện điện thoại với bạn thân không giống như khi nói với đối tác trong công việc. Rất nhiều người mắc sai lầm vì đã quá “thẳng thắn” và “bộc trực” qua điện thoại. Có thể người nghe sẽ nghĩ bạn thô lỗ và không lịch sự nếu bạn không sử dụng những ngôn từ trang trọng trong những tình huống nhất định.

Đôi khi chỉ cần một từ như “could” hoặc “may” cũng đủ tạo nên ý nghĩa trang trọng trong lời nói. Bạn nên sử dụng cùng những động từ khuyết thiếu vẫn thường sử dụng trong các tình huống “mặt đối mặt”. Hãy dành thời gian để học cách trả lời điện thoại và chào tạm biệt thật lịch sự, cũng như các cách khác nhau để bắt đầu và kết thúc cuộc thoại thông thường.

6. Hãy luyện tập cách nói ngày tháng và con số

Ngày tháng và con số thường hay được sử dụng trong khi nói chuyện điện thoại. Chỉ mất một chút thời gian để nhớ mặt chữ nhưng bạn cũng nên dành thì giờ để nói to ra những từ chỉ ngày tháng và các con số. Bạn cũng có thể viết ra giấy các từ đó và lần lượt đọc cho nhau nghe qua điện thoại. Hãy ghi lại những gì bạn nghe thấy, trao đổi cho nhau để kiểm tra lại.

Bí quyết để tự tin giao tiếp bằng tiếng Anh

    Nhiều bạn gặp khó khăn khi giao tiếp bằng tiếng anh bởi lẽ không chỉ giỏi về ngữ pháp,từ vựng, phát âm mà bạn có thể giao tiếp trôi chảy được. Cần phải có sự luyện tập và trau dồi khả năng nghe một cách toàn diện. 
Phần lớn người Việt Nam đã đi làm đều có vốn kiến thức ngữ pháp tương đối tích lũy từ quá trình học tập ở bậc trung học phổ thông và đại học. Tuy nhiên, để giao tiếp thành công thì vốn kiến thức đó vẫn chưa đủ. Và một điều kiện cần là phải nâng cao vốn từ vựng. 
Cách tốt nhất để học được nhiều từ vựng là đọc các tài liệu bằng tiếng Anh. Hay bằng bất cứ phương tiện nào khác như: internet, các loại tạp chí… Trong quá trình đọc, bạn cũng nên sử dụng từ điển Anh – Anh để tra từ mới. Bạn sẽ nhớ từ lâu hơn. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một điểm đó là bạn nên nhóm các từ khóa vào với nhau để học thay vì học những từ đơn lẻ. 
Tự đặt ra mục tiêu làm giàu thêm vốn từ vựng, bạn nên cố gắng học và sử dụng năm từ mới và thành ngữ mỗi ngày.


Từ vựng tiếng Anh khó lưu lại lâu trong trí nhớ khi không được sử dụng thường xuyên. Vì vậy bạn nên cố gắng ôn lại những từ đã học, tranh thủ giao tiếp với người nước ngoài hay những bạn trong nhóm. Hay tham gia các câu lạc bộ tiếng anh cũng thúc đẩy khả năng giao tiếp của bạn và nâng cao vốn từ. 

Tuy nhiên, thực hành giao tiếp thôi chưa đủ, bạn nên chú ý tới cách phát âm của mình sao cho đúng và chuẩn. Và giải pháp cho việc này đó là bạn nên mua một cuốn sách tiếng Anh có kèm theo CD để luyện nghe và phát âm một cách chuẩn xác nhất. 
Tận dụng công cụ giải trí để nâng cao khả năng nghe cũng là phương pháp các giáo viên nước ngoài thường khuyên học viên áp dụng. Nghe những bài hát, chương trình trên đài phát thanh, tin tức trên mạng internet hoặc các trang web luyện nghe tiếng Anh sẽ giúp làm tăng độ nhạy với từ ngữ của người học tiếng Anh.
Thế nên, sẽ rất hữu ích nếu có một chiếc máy MP3 để nghe các đoạn luyện nghe được tải về từ internet. Bên cạnh nghe nhạc, tin tức trực tuyến, trong quá trình xem phim nói tiếng Anh, cũng nên cố gắng không đọc phụ đề để có thể hiểu hơn cách nói chuyện trong đời thường của người Anh, Mỹ.

Đọc nhiều sẽ viết tốt, nói nhiều sẽ dạn dĩ

Tranh thủ đọc các dạng văn viết khác nhau, như thư từ, email… chẳng hạn. Để ý kỹ phong cách viết của từng loại văn bản. Sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm những đoạn văn mẫu phục vụ cho quá trình luyện tập, ví dụ như các báo cáo, thư tín…

Một phương pháp học tiếng Anh có thể xem là cổ điển nhưng khá hữu dụng là tìm bạn để viết thư, trao đổi email, viết nhật ký bằng tiếng Anh ghi lại cảm xúc của mình, những dự định sẽ thực hiện… Cụ thể hơn là vào các chat room, tham gia các diễn đàn và mạng xã hội như Facebook, Twitter…
Khi đã đi làm, phần lớn thời gian trong ngày là ở công sở, thế nên, hãy cố gắng sử dụng tiếng Anh với đồng nghiệp hoặc đối tác, khách hàng; sắp xếp các buổi luyện tập tiếng Anh với nhau sẽ có lợi cho cả tập thể. Nếu gặp khó khăn khi muốn diễn tả bằng lời nói, hãy thử tập dượt bằng cách suy nghĩ điều mình muốn nói bằng tiếng Anh và hình dung ra câu nói đó trong đầu.

Trở ngại lớn nhất trong việc nói tiếng Anh của người Việt là không tự tin vì phát âm không chuẩn. Có thể khắc phục nhược điểm này bằng cách học và sử dụng bảng phát âm.
Trong quá trình học từ vựng, lưu ý ghi chú phần phiên âm và dấu nhấn ở mỗi từ, cũng nên lập danh sách những âm, từ hay thành ngữ khó nhớ, khó đọc và thường xuyên luyện tập để có thể phát âm tốt hơn.
Nghe, nói, đọc, viết là bốn kỹ năng cơ bản trong việc học tiếng Anh, và cũng không kém phần phức tạp. Tuy nhiên, không nên vì thấy phức tạp mà chia ra từng kỹ năng để học, kết hợp cả bốn kỹ năng chắùc chắn bạn sẽ mau tiến bộ và thấy việc sử dụng Anh ngữ sẽ hết sức dễ dàng.

Học tiếng Anh Recipe: Mì tôm

     Vừa học tiếng Anh, vừa biết nấu mì gói thì còn gì vui bằng. Bạn có thể nấu mì gói vào buổi sáng và vừa ôn lại những câu hội thoại sau để nâng cao khả năng tiếng anh của mình nhé.!

1. Boil the noodles in a pot with water.

Luộc mì trong một nồi nước sôi.


2. Once the noodles is cooked, take out the noodles, and throw away the water which contains wax.

Khi mì chín, vớt mì ra và đổ bỏ nước đi (nước này còn chứa sáp).

3. Boil another pot of water till boiling and put the noodles into the hot boiling water and then shut the fire.

Nấu một nồi nước khác, đợi nước sôi bỏ mì vào, sau đó mới tắt lửa.

4. Only at this stage when the fire is off, and while the water is very hot, put the soup powder into the water,

to make noodle soup.

Chỉ vào lúc này, khi đã tắt lửa, bỏ bột súp vào nước còn đang nóng hổi để có được một loại mì có thể ăn

được.

5. However, if you need dry noodles, take out the noodles and add the soup powder and toss it to get dry

noodles.

Tuy nhiên, nếu muốn ăn mì khô thì vớt mì ra và trộn với bột súp.

Giờ thì còn chờ gì nữa mà không thưởng thức đi thôi.